Kiến Thức Về Lụa

Toàn Cảnh Quy Trình Dệt Vải Lụa Tơ Tằm Truyền Thống Tại Các Làng Nghề Lâu Năm

2743

Để làm ra những thước lụa tơ tằm truyền thống theo phương pháp thủ công phải trải qua nhiều công đoạn và tốn rất nhiều công sức, thời gian cũng như tâm huyết của các nghệ nhân. Vậy nên hôm nay hãy để tôi kể bạn nghe câu chuyện về những con người chân chất hằng ngày quẩn quanh bên con tằm, khung cửi, quy trình dệt vải lụa tơ tằm và miệt mài với cái nghề truyền thống ngàn năm của dân tộc. 

Quy Trình Dệt Vải Lụa Tơ Tằm

Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa là nghề truyền thống đã có từ lâu đời tại Việt Nam. Trải qua ngần ấy năm với không biết bao nhiêu thăng trầm, nghề trồng dâu, nuôi tằm ở nước ta vẫn tồn tại và phát triển. Nghề trồng dâu nuôi tằm còn là nghề tạo công ăn việc làm, thu hút lực lượng lao động nông nhàn rỗi, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt là ở các vùng nông thôn miền núi.

Trồng Dâu 

Chi phí đầu tư cho trồng dâu không cao, một lần trồng có thể thu hoạch trong vòng từ 15 đến 20 năm. Như hiểu thấu được sự vất vả của người làm nghề, cây dâu không hề kén đất và không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc. Nó có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: đất bãi ven sông, ven biển và cả những vùng đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng hay vùng đồi núi. 

Tuy nhiên, có một vài lưu ý là đất trồng dâu phải dễ thoát nước, không được để bị ngập úng lâu ngày. Nếu để ruộng dâu ngập nước kéo dài cây dâu sẽ bị héo lá, vàng úa và chết. Đặc biệt, không nên trồng dâu ở gần khu vực có các nhà máy thải khói và hóa chất độc hại. Nên quy hoạch một vùng trồng dâu riêng, không xen kẽ với các loại cây trồng khác để tránh khi sử dụng thuốc trừ sâu cho các cây trồng đó sẽ gây ảnh hưởng đến lá dâu nuôi tằm.

Xã Ninh Thượng: Nông dân lập tổ trồng dâu nuôi tằm

Ngoài việc  tưới nước, thoát nước như trên thì một số công việc khác cần phải đảm bảo trong suốt quá trình trồng là làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh.

Cuối cùng sau 4 – 6 tháng là đã có thể thu hoạch lá cho tằm ăn. Thế nhưng, việc khai thác lá cũng có nguyên tắc nhất định phải tuân theo là việc khai thác chỉ là phụ, bồi dưỡng cây mới là chính. Khi cây dâu sinh trưởng đạt chiều cao trên 1 mét mới có thể khai thác từ 30 – 40 % số lá có trên cây. Tuyệt đối không hái lá khi cây còn nhỏ như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của cây.

Nuôi Tằm

Nuôi tằm là khâu quan trọng nhất và cũng là khó khăn nhất trong các công đoạn của nghề trồng dâu nuôi tằm. Bởi nó cho ra sản phẩm trực tiếp để sản xuất lụa. Tằm rất mẫn cảm với các điều kiện sống xung quanh nó như thức ăn, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, gió,…Vì vậy để nuôi tằm tốt cần tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của nó,  hạn chế các ảnh hưởng xấu và tích cực phòng bệnh cho tằm. 

Kỹ thuật nuôi tằm | Kinh nghiệm làm ăn | Báo ảnh Dân tộc và Miền núi
Trong quá trình phát triển tằm có 2 giai đoạn quan trọng là giai đoạn tằm con (1, 2 tuổi) và giai đoạn tằm lớn (4,5 tuổi). Khi chăm sóc tằm phải chú ý số bữa ăn, số lượng thực ăn, lá dâu khác nhau phụ thuộc vào số tuổi của tằm, thay phân san tằm và xử lý tằm ngủ,… Tiếp đến ở tuổi 5, sau 6-8 ngày ăn dâu thì tằm chín và cho lên né và nhả tơ. Tằm chín 4-5 ngày thì hóa nhộng, đây chính là lúc thu hoạch kén và tiến hành phân loại.

Kén tằm là gì?tìm hiểu kén tằm áp dụng trong mỹ phẩm như thế nào?

Cực khổ là vậy nhưng đây vẫn là một trong các công đoạn được yêu thích nhất. Có thể thấy được rõ nhất loại tình cảm đặc biệt này qua câu ca dao: 

Lên non đón gió, lấy trầm 

Xui ong làm mật, giục tằm nhả tơ

Câu này ý nói về tình yêu và niềm vui khi lao động nói chung và khi nuôi tằm nói riêng. Là lên núi lấy trầm nhưng lại là đi đón gió rồi mới lấy trầm, không phải nuôi ong lấy mật hay chăn tằm lấy tơ mà là xui và giục (ý nghĩa nhẹ nhàng hơn, đỡ vất vả hơn so với nuôi hay chăn). Họ thấy được niềm hứng khởi, niềm vui và tình yêu với công việc, với cái nghề nghìn năm mà cha ông đã gìn giữ.

Ươm Tơ

Sau khi phân loại và chọn ra những kén già để tiếp tục công việc ươm tơ hay nói cách khác là kéo các sợi tơ từ kén con tằm đã đóng ra. Trong thời gian 5 ngày phải ươm tơ hết các kén đã đóng, nếu chậm tằm sẽ biến thành con ngài, ngài sẽ cắn kén chui ra, làm sợi tơ bị cắn đứt, ảnh hưởng đến độ dài tơ và không thể ươm được tơ nữa. 

Để ươm tơ, ta thả kén vào nồi nước sôi khoảng 80 độ, đảo kén làm lớp keo sericin tan ra, kén mềm, lớp áo kén bên ngoài bong ra thì mới tìm được mối tơ gốc để rút sợi tơ. Khoảng 10 sợi tơ rút từ 10 cái kén chập lại với nhau thành một sợi chỉ tơ. Tuỳ theo loại tơ lấy đầu, lấy giữa hay lấy xác con nhộng mà người ta phân thành tơ nón, tơ nái, tơ đuối hay tơ gốc. 

Khám phá quy trình "ươm tơ dệt lụa” của nghệ nhân Việt Nam - Báo Công an Nhân dân điện tử

Sợi tơ tằm được quấn vào những con suốt và xếp thẳng đứng thành các hàng ngang rồi cho chạy vào những guồng tơ tròn bằng gỗ nằm bắt ngang trên nồi nước sôi để cuộn thành các vỏ tơ sống rồi mang ra phơi nắng để tơ có được độ óng ánh tự nhiên. 

Quy Trình Dệt Vải Lụa Tơ Tằm

Từ sợi tơ tằm tùy theo chất lượng tơ và cách xoắn sợi sẽ có các loại tơ với chất lượng khác nhau, tùy vào số lượng sợi mà vải có độ dày mỏng khác nhau. Từ đó tạo nên nhiều loại vải lụa phong phú với đủ độ mỏng, rủ, trong, bóng hay mềm cứng, óng ánh. Kiểu dệt cổ truyền của Việt Nam chủ yếu là pha trộn các loại sợi dọc và ngang để tạo ra nhiều loại vải.

Dệt Lụa - Làng Nghề Dệt Lụa Nổi Tiếng Tại Việt Nam

Cách gọi tên vải lụa theo phương thức se sợi:

Sợi đơn: là kết quả của quá trình xoắn 1 sợi tơ thô. Sợi được xoắn dạng này gọi là sợi nhiễu, mousseline hay là sợi thế xoắn. 

Sợi khổ: là sợi thu được từ quá trình xoắn hai hay nhiều sợi tơ thô. Những sợi tơ này được sử dụng để dệt ngang. 

Sợi xoắn: là sợi khổ được xoắn chặt 

Sợi se 2 lần: là se từ 2 hay nhiều sợi đơn thành một sợi sau đó được chập đôi bằng quá trình xoắn ngược, phần lớn dùng để dệt dọc. 

Từ đây những người nghệ nhân bắt đầu dệt thành lụa. Ngày xưa, với chiếc máy dệt truyền thống ta chỉ có thể dệt nên các loại lụa trơn. Ngày nay khi đã có thêm những máy dệt kỹ thuật mới hơn, hiện đại hơn giúp tạo hoa văn ngay trên bề mặt tấm lụa, những hoa văn thường là đường nét cách điệu tinh tế từ những đồ vật, hoa lá,… Và cả những hình ảnh hay hiện tượng trong đời sống văn hóa của người Việt, góp phần đa dạng thêm nét đẹp truyền thống của lụa tơ tằm Việt.

Đến đây là đã hoàn thành xong các thước lụa nguyên gốc, tiếp theo để thêm màu sắc thì lụa sẽ được nhuộm với bí quyết pha trộn màu tự nhiên của các nghệ nhân để tạo nên những màu sắc sặc sỡ nhất và bắt mắt nhất. Tuy nhiên, theo những người thợ làng Vạn Phúc thì không có màu bất kỳ màu nào có thể sánh được với màu nguyên bản của lụa. Chỉ có “màu lụa” là đẹp nhất, là sáng nhất, là mãi mãi sẽ không bao giờ phai đi. Cũng giống như cái tâm mà họ đã đặt trong mỗi một sản phẩm.

Vải lụa tơ tằm Nha Xá được nhuộm màu như thế nào? - Lụa truyền thống

Một Số Sản Phẩm Lụa Tơ Tằm Được Nhiều Người Ưa Chuộng

Áo Dài Lụa Tơ Tằm

Vì lụa tơ tằm có tính chất mỏng, nhẹ, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người sử dụng. Không những thế, nó còn có màu sắc bóng bẩy, óng ả, tạo sức hút nên lụa tơ tằm được nhiều quý bà, quý cô chọn để may áo dài. Chiếc áo dài lụa tơ tằm làm toát lên vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, quý phái cho người phụ nữ.

MAY ÁO DÀI NỮ LỤA TƠ TẰM ĐỎ HOA CÚC TRƠN 011 – DK Aodai – Chuyên May Đo Áo Dài Nam và Áo dài Nữ

Khăn Choàng Cổ

Với xu hướng thời trang hiện nay, chiếc khăn choàng cổ lụa không chỉ là phụ kiện đơn giản thường được dùng để giữ ấm vào ngày đông lạnh, mà nó còn được sử dụng để làm nổi bật, tạo điểm nhấn cho bộ trang phục. Khăn choàng cổ lụa tơ tằm đặc biệt hơn so với các loại khăn khác là có thể sử dụng được quanh năm vì tính chất dẫn điện nhiệt kém, tạo cảm giác mát mẻ vào mùa hạ cũng như ấm áp vào ngày đông. Một chiếc khăn choàng lụa tơ tằm với màu sắc nổi bật giúp cho các quý cô xinh đẹp, cao sang hơn, các quý ông trở nên lịch lãm, đẳng cấp.

Top 5 địa chỉ mua khăn LỤA TƠ TẰM uy tín tại TPHCM - Top10tphcm

Cà Vạt Lụa Tơ Tằm

Hình ảnh chiếc cà vạt không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta, nhất là với các đấng mày râu. Trên thị trường hiện nay, cà vạt có rất nhiều mẫu mã, đa dạng về chất liệu, màu sắc. Những chiếc cà vạt làm bằng lụa tơ tằm vẫn luôn nhận được sự ưu ái nhất từ các quý ông. Không chỉ làm từ chất liệu cao cấp, mà chiếc cà vạt lụa tơ tằm còn được thiết kế sang trọng, tinh tế, giúp quý ông trở nên đẳng cấp, phong độ, được xem là biểu tượng quyền lực của phái mạnh.

Cavat lụa tơ tằm DESILK

0 ( 0 bình chọn )

Tơ Lụa Việt Nam

https://toluavietnam.net
Hiệp Hội Tơ Lụa Việt Nam Cổng Thông Tin Chia Sẻ Các Kiến Thức Hữu Ích, Các Câu Chuyện, Tin Tức Liên Quan Đến Ngành Lụa Tơ Tằm Việt Nam

Ý kiến bạn đọc (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm