Kiến Thức Về Lụa

Làng Tơ Cổ Chất – Kho Báu Quý Giá Của Nước Việt

2469

Làng Cổ Chất thuộc huyện Trực Ninh, Nam Định, cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Ngôi làng này nổi tiếng với nghề ươm tơ, dệt lụa lâu đời bậc nhất Việt Nam.

Dân gian vẫn truyền tai nhau câu ca dao “Nam Định có bến đò Chè – có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”. Câu dân gian cổ đó chính là hàm ý sự nổi tiếng của ngôi làng này.

Vào đầu thế kỷ thứ 20, thực dân Pháp thấy được tiềm năng phát triển nghề ươm tơ ở đây. Vì vậy họ đã cho xây dựng một nhà máy ươm tơ ở ngay ngôi làng này. Từ đó nghề ươm tơ ở Cổ Chất bắt đầu phát triển. Trong các thập kỷ qua, Cổ Chất là nơi cung cấp tơ sợi cho các làng dệt lụa trong nước.

Hình ảnh: Làng tơ Cổ Chất

Đến với Cổ Chất, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh của bó tơ óng ả buộc trên những thanh tre. Không chỉ vậy, bạn còn có thể dễ dàng tận mắt chứng kiến quy trình những người thợ dệt lụa. Càng đi vào sâu, những nong phơi kén, tiếng lạch cạch của guồng quay tơ càng rõ hơn. Người làng vẫn hay nói vui, nhà nào còn giữ nghề ươm tơ thì đều có kho vàng trong nhà. Đó là những bó tơ sợi tự nhiên, được dệt bằng mồ hôi, công sức của các thành viên.

Hình ảnh: Nong kén vàng ươm được mang đi phơi nắng
Hình ảnh: Người thợ cần mẫn, miệt mài quanh năm bên nồi ươm tơ

Từ xưa đến nay, kĩ thuật ươm tơ của làng Cổ Chất đã nổi tiếng xa gần. Kỹ thuật dệt lụa đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ. Từ việc lựa chọn, phân loại kén tằm, cho đến việc đảo kén, lấy mối tơ để tạo nên những nén tơ căng chắc, bóng mượt.

Làm nghề tằm tang cũng bận rộn theo mùa vụ. Sang tháng hai âm lịch là mọi người bắt đầu vào vụ ươm tơ đầu tiên. Đến tháng 9 âm lịch là hết chính vụ. Nếu có kén, người làng có thể làm thêm vụ tằm ép vào tháng 12 dương lịch. Vì vậy vào tháng 8, tháng 9 khi đến đây sẽ thấy không khí tất bật, nhộn nhịp.

Hình ảnh: Người làng Cổ Chất tất bật với mùa ươm tơ

Trải qua hàng thập kỷ, nghề tơ lụa ở làng nghề Cổ Chất cũng giống tình trạng của nhiều làng nghề truyền thống khác, không thoát khỏi tình trạng mai một. Đến nay, cả làng còn khoảng hơn 20 – 30 hộ ươm tơ. Trong những xưởng kéo tơ, mọi người vẫn chăm chỉ làm việc để kéo những sợi tơ sao cho chắc, đẹp.

Hình ảnh: Những người thợ tay thoăn thoắt, tập trung kéo những sợi tơ sao cho chất lượng nhất

Chị Trịnh Thu Thảo, từng tham gia một tour du lịch đến đây cho biết, làng Cổ Chất để lại với ấn tượng mạnh với các thành viên trong đoàn bởi không khí nhộn nhịp và không gian đa sắc màu. Chị chia sẻ: “Chúng tôi háo hức được nhìn những nghệ nhân hướng dẫn cách kéo tơ, cũng hiểu thêm được vì sao ngày xưa  bà chúng tôi vẫn hay bảo – Một nong tằm là năm nong kén, một nong kén là chín nén tơ. Nhưng điều ấn tượng nhất là tình yêu nghề của người dân làng Cổ Lễ. Dù công việc có cực nhọc, vất vả nhưng họ luôn hào hứng, nhiệt huyết khi nói về nghề cha truyền con nối này”.

0 ( 0 bình chọn )

Tơ Lụa Việt Nam

https://toluavietnam.net
Hiệp Hội Tơ Lụa Việt Nam Cổng Thông Tin Chia Sẻ Các Kiến Thức Hữu Ích, Các Câu Chuyện, Tin Tức Liên Quan Đến Ngành Lụa Tơ Tằm Việt Nam

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm