Kiến Thức Về Lụa

Áo Lụa Hà Đông – Nhân Chứng Sống Lịch Sử Ngàn Năm

2640

Nói đến lụa Vạn Phúc – Hà Đông thì ai cũng biết, ai cũng từng nghe. Áo lụa Hà Đông đẹp vô cùng, dáng vẻ mềm mại, thướt tha nó đã đi vào không biết bao nhiêu là câu thơ, lời bài hát làm lay động không biết bao nhiêu trái tim, vấn vương không biết bao nhiêu người. Và áo dài lụa Hà Đông được ví như là biểu trưng của người con gái Việt Nam nhẹ nhàng, đẹp đẽ, nhu mì,…khiến cho bao nhiêu người phải ngất ngây, say đắm.

Hình ảnh: Áo dài lụa Hà Đông làm bao người lưu luyến, nhớ thương

Nàng Mặc Áo Lụa Hà Đông, Làm Chàng Xao Xuyến Biết Bao Đêm Rằm

Nổi tiếng nhất phải nói đến là câu chuyện của cô Lý Lệ Hà. Chuyện kể rằng, vào khoảng năm 1938, miền Bắc tổ chức cuộc thi hoa hậu ở Hà Nội mà không giới hạn đối tượng tham gia, chỉ có duy nhất một điều kiện khi đi thi phải mặc áo lụa Hà Đông. Người đăng quang hoa hậu năm đó là Lý Lệ Hà – một cô thôn nữ xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Hải Phòng (có tài liệu nói rằng quê bà ở Thái Bình), vì mưu sinh phải trôi nổi lên Hà Nội kiếm sống và làm nghề hát cho các quán rượu. 

Sau khi đổi đời, cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của bao chàng công tử nhà giàu. Và tất nhiên người đẹp chân lấm, tay bùn Lý Lệ Hằng đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của quốc vương Bảo Đại và trở thành người tình của ông làm bao nhiêu người phải nuối tiếc nhớ nhung trong đó có nhà thơ Nguyễn Sa. Bà chính là nguồn cảm hứng để ông viết nên những câu thơ bất hủ Áo Lụa Hà Đông và được nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ nhạc thành bản tình ca da diết lòng người. 

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

Bởi em mặc áo lụa Hà Đông

Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng 

Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng”

(Trích: Áo lụa Hà Đông – tác giả Nguyễn Sa)

Lời bài thơ cũng như nỗi nhớ quê dai dẳng không thể nói ra thành lời của người con đất Bắc xa xứ. Muốn mượn câu thơ, lời bài hát để ngân nga trong lòng.

Lụa Vạn Phúc – Truyền Thống Ngàn Năm Lịch Sử

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông- Hà Nội. Là một trong hơn 1.000 làng nghề truyền thống đã và đang tồn tại ở Việt Nam, được coi như là cái nôi của nghề dệt lụa Việt Nam. Nơi đây có truyền thống văn hoá lịch sử rất đẹp.

Hình ảnh: Làng lụa Vạn Phúc – Hà Đông

Qua các ghi chép lịch sử, Vạn Phúc ngày nay đã được hình thành phát triển từ năm 865 sau Công nguyên. Bà Lã Thị Nga – vợ của Cao Biền – thấy vùng đất này thơ mộng đã về ngụ tại đây, bà dạy dân cách làm ăn. Khi bà qua đời, nhớ ơn công đức của bà, dân Vạn Bảo đã tôn bà làm Thành hoàng làng và lập miếu thờ.

Tuy nhiên, một số tài liệu và hiện vật cổ còn giữ lại cho thấy, nghề dệt ở Vạn Phúc ra đời cách đây khoảng 1.000 năm, vào khoảng thế kỷ XIII. Vì thế, bà Lã Thị Nga chưa hẳn là vị tổ nghề như nhiều người từng nói, nhưng chắc chắn bà chính là người có công khuyến khích nhân dân duy trì và phát triển làng nghề, đưa nghề dệt trở thành nghề truyền thống ở Vạn Phúc.

Từ sản phẩm của một làng, sản xuất chủ yếu dựa trên phương châm tự cung – tự cấp lụa, gấm Vạn Phúc đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần trở thành một sản phẩm của văn hoá, biểu tượng của cái đẹp, của vùng đất Hà Đông, của quê hương Việt Nam. 

Hình ảnh: Lụa Vạn Phúc – biểu tượng của cái đẹp.

Trải qua bao thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống. Hoa văn bao giờ cũng trang trí đối xứng, đường nét trang trí không rườm rà, phức tạp mà luôn mềm mại, phóng khoáng, dứt khoát. Lụa Vạn Phúc bền đẹp, khoác tấm áo dài bằng lụa lên người sẽ thấy mềm mại và nhẹ nhàng.

Mẫu Vải Lụa Hà Đông May Áo Dài Đẹp

Đã là vải lụa thì dù là bất cứ loại vải nào khi may áo dài cũng đều rất đẹp, người mặc sẽ luôn cảm nhận được cảm giác nhẹ nhàng, mát lạnh, thoải mái đặc trưng của lụa tơ tằm.

Lụa Tơ Tằm Hà Đông Truyền Thống

Là một trong những sản phẩm chủ đạo của lụa Vạn Phúc, lụa tơ tằm truyền thống luôn hướng tới giá trị vẻ đẹp chân – thiện – mỹ rất phù hợp để may áo dài cho nữ sinh, áo dài trong các dịp lễ, tết đặc biệt hoặc để phát triển thành những kiểu vải áo dài đẹp dùng cho các bộ ảnh picnic, ảnh cưới hoặc tham gia sự kiện.

Hình ảnh: Áo dài lụa tơ tằm truyền thống

Lụa Vân Vạn Phúc

Trong tất cả các loại vải tơ tằm truyền thống của vạn Phúc, nổi tiếng nhất có lẽ là lụa Vân, Vân nghĩa là mây, nhìn trên lụa như thấy có mây, một loại lụa tưởng chừng như đã thất truyền nếu không có sự khôi phục của các nghệ nhân làng nghề.

Lụa Vân đặc biệt vì nó được dệt từ 100% sợi tơ tằm tự nhiên, sợi dệt phải là sợ chất lượng nhất. Các công đoạn dệt lụa Vân chủ yếu là làm thủ công đòi hỏi người dệt lụa phải có tay nghề cao, tỉ mỉ. Lụa Vân trông rất trong nhưng lại không già, rất thưa nhưng không mỏng, mà cực kỳ chắc chắn. Đã có khá nhiều nghệ nhân từ những nơi khác nhau về làng Vạn Phúc để học cách dệt lụa Vân nhưng đều thất bại. Cho đến nay, vẫn chỉ có làng Vạn Phúc mới dệt được lụa Vân.

Vải Lụa Chiffon 

Lụa Chiffon có đặc tính là loại vải mềm mỏng, trong suốt, có cấu trúc mịn tuy nhiên bề mặt không được đều đặn, sờ vào sẽ có cảm giác như cát mịn, lụa mỏng nhưng rất chắc chắn.

Hình ảnh: Vải lụa Chiffon

Tuy nhiên, vải lụa chiffon có một nhược điểm là độ co dãn hơi kém, vì vậy, những thiết kế áo dài may bằng vải chiffon thường không quá ôm sát, eo xẻ cao để người mặc có thể thoải mái hơn khi diện bộ cánh nhẹ nhàng này.

Vải Áo Dài Lụa In Họa Tiết

Họa tiết thường được in trên nền áo dài vải lụa truyền thống, vải lụa chiffon, hay lụa satin,.. để tạo điểm nhấn cho bộ áo dài thêm phần nổi bật, độc đáo. Công nghệ in hoa văn trên lụa phát triển cho phép các nghệ nhân sáng tạo ra các kiểu hoa văn phong phú, đa dạng. Đồng thời giúp người mặc có nhiều cơ hội để lựa chọn được mẫu vải may áo dài đẹp, ưng ý nhất.

Hình ảnh: Vải lụa may áo dài in họa tiết

Làm Sao Để Phân Biệt Lụa Hà Đông Thật Giả

Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng Việt Nam đã từ bao đời nay, được công nhận là kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam trao tặng. Bởi vậy, tình trạng lụa giả, lụa pha gắn mã Vạn Phúc bán tràn lan trên thị trường là không hề hiếm. Một số mẹo dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt được đâu là lụa Vạn Phúc thật.

Phân Biệt Lụa Bằng Cảm Giác

Các sản phẩm dệt của làng lụa Vạn Phúc đều là những tác phẩm nghệ thuật đạt đến độ hoàn hảo. Hàng lụa trơn mịn óng, mềm mại, lụa Vạn Phúc thuần chất thường chỉ trắng ngà chứ ít khi có màu trắng tinh, do dệt từ tơ tằm, lụa trắng tinh thường do chất liệu pha.

Hãy dùng tay của bạn để chà lụa. Nếu bạn cảm thấy ấm áp khi chà xát nó, hãy mua nó! Vì với lụa nhân tạo hoặc tổng hợp, không thể trải nghiệm sự ấm áp khi cọ xát.

Kiểm Tra Lụa Bằng Nhẫn

Nếu lụa mà bạn định mua có khổ nhỏ gọn, thì thử nghiệm này là hoàn hảo. Lụa Vạn Phúc chính hãng có lớp dưới có thể dễ dàng luồn và kéo qua nhẫn vì lụa tự nhiên mềm mại và mịn màng. Mặt khác, lụa nhân tạo sẽ cứng, nhai lại và sẽ khó để vượt qua.

Xem xét giá cả

Lụa chính hãng đắt hơn gần mười lần so với vải tổng hợp. Đôi khi lụa tổng hợp lại có giá cao hơn nhiều và trông giống như lụa mắt thường không thể nhận biết được nhưng giá vẫn là một dấu hiệu rất tốt về đánh giá chất lượng.

Kiểm Tra Độ Bóng Của Vải

Lụa tơ tằm được dệt từ các sợi tơ tằm nguyên chất có độ bóng mượt, mịn và có ánh kim. Bởi cấu trúc của sợi tơ tằm giống với hình tam giác với các góc cạnh bo tròn. Vì vậy, màu sắc trên bề mặt dường như thay đổi khi góc của ánh sáng thay đổi. Còn lụa nhân tạo cho ánh sáng trắng bất kể góc ánh sáng chiếu vào nó là gì. 

Sử Dụng Lửa Đốt Mẫu Thử

Đây có lẽ được coi là cách nhận biết lụa thật hay lụa pha một cách chính xác nhất. Bạn hãy rút 1 vài sợi từ mẫu vật sau đó dùng lửa để đốt mẫu vật đó. Nếu sợi cháy có mùi khét như mùi tóc cháy, lửa không màu và tắt ngay sau khi ngừng đốt khi vê tạo ra tro đen, giòn thì đó là lụa thật. Lụa giả khi đốt sẽ có mùi khét như nhựa cháy, tro vón cục không tan thành muội than.

Với những thông tin chia sẻ ở trên hi vọng tôi đã có thể cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn có những kiến thức cần thiết để lựa chọn được những thước lụa đẹp, may được những chiếc áo lụa duyên dáng như những gì người ta luôn mường tượng về cái tên “Áo lụa Hà Đông” khiến bao người mê đắm. 

0 ( 0 bình chọn )

Tơ Lụa Việt Nam

https://toluavietnam.net
Hiệp Hội Tơ Lụa Việt Nam Cổng Thông Tin Chia Sẻ Các Kiến Thức Hữu Ích, Các Câu Chuyện, Tin Tức Liên Quan Đến Ngành Lụa Tơ Tằm Việt Nam

Ý kiến bạn đọc (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm