Lụa tơ tằm mang đến cho người mặc cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái. Nó được xem như là loại vải tốt nhất trong các làng vải bởi độ bền đẹp, kiêu sa, bóng bẩy của nó. Tuy nhiên bảo quản lụa tơ tằm như thế nào cho tốt là vấn đề không hề dễ dàng. Nếu không biết bảo quản lụa rất sẽ bị hư tổn, mất đi độ bóng đẹp, mềm mại tự nhiên của lụa. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách bảo quản lụa tơ tằm sao cho hiệu quả. Nhưng trước hết bạn cần biết vải lụa tơ tằm là gì? Và tơ tằm có những đặc điểm gì để tiện hơn cho việc bảo quản đã nhé.
Đôi Nét Về Lụa Tơ Tằm
Lụa Tơ Tằm Là Gì?
Lụa là một loại vải mịn, mỏng được dệt bằng tơ của con tằm. Loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm – lụa tơ tằm. Lụa tơ tằm cực kì mềm mịn, chắc chắn có độ óng ánh bắt mắt được sản xuất hoàn toàn bằng cách dệt thủ công truyền thống. Người ta nuôi tằm, để lấy tơ dệt thành lụa.
Đặc điểm của lụa tơ tằm truyền thống
Đặc tính vật lý
- Mặt cắt ngang của sợi tơ tằm có hình tam giác, với các góc tròn nên ánh sáng có thể chiếu vào ở nhiều góc độ khác nhau làm cho vải tơ tằm có vẻ óng ánh đặc trưng.
- Khi cầm tấm lụa tơ tằm có thể cảm nhận thấy được vẻ mịn màng, mát tay đặc trưng của lụa hoàn toàn không giống như các loại vải dệt từ sợi nhân tạo.
Đặc tính cơ học
- Tơ lụa là một trong những sợi tự nhiên chắc chắn nhất, nhưng khi bị ướt độ chắc giảm 20%.
- Tơ và lụa có độ co giãn trung bình, hoặc kém.
- Sợi tơ bị co lại 10% sau khi giặt lần đầu. Vì vậy người ta thường giặt lụa trước khi cắt may để đảm bảo kích thước vải chuẩn nhất với sản phẩm.
Đặc tính hóa học
- Độ dẫn nhiệt và dẫn điện kém, nên thích hợp cho cả thời tiết nóng và thời tiết lạnh, tuy nhiên dễ bị dính vào da.
- Tơ lụa không còn bền khi phơi nhiều dưới ánh nắng mặt trời, và cũng dễ bị sâu bọ cắn đặc biệt khi bị dơ bẩn.
- Khả năng giữ ẩm tốt.
- Bị ố vàng bởi mồ hôi người.
Cách Bảo Quản Lụa
Cách Giặt Lụa
Giặt khô – cách giặt hoàn hảo nhất cho trang phục được làm từ lụa tơ tằm. Đây là một khái niệm khá lạ, nhiều người không biết cách giặt khô như thế nào. Sau đây tôi sẽ nói kỹ hơn cho bạn về cách giặt khô tơ lụa.
Giặt khô là gì? Nó là một quá trình tương đối giống phương pháp giặt thông thường, tuy nhiên khác biệt ở chỗ thay vì dùng nước thì phương pháp giặt khô sẽ dùng đến dung môi. Dung môi được sử dụng phổ biến nhất trong các thiết bị giặt khô là Perc và Hydrocarbon.
Cho đến hiện tại, giặt khô vẫn là phương pháp giặt tẩy lí tưởng cho các chất liệu nhạy cảm như tơ lụa hoặc các loại vết bẩn cứng đầu như chất béo, dầu mỡ,… mang lại hiệu quả cao và không làm bạc màu, mất nếp trên đồ vải như khi giặt nước.
Để có thể thực hiện phương pháp giặt khô thì điều tiên quyết là bạn cần phải có một chiếc máy giặt khô, bạn có thể ra cửa hàng giặt khô chuyên dụng hoặc giặt khô tại nhà theo cách sau.
- Mua một bộ dụng cụ giặt khô và bộ dụng cụ đi kèm là một chai tẩy vết bẩn, tấm giặt khô, và một túi giặt khô. Bộ dụng cụ giặt khô rất hữu ích cho vải lụa, vải sợi, polyeste, và đồ nhạy cảm khác mà không có quá nhiều vết bẩn. Nếu quần áo có rất nhiều vết bẩn hoặc một vết bẩn lớn thì tốt nhất bạn nên mang nó đến cửa hàng giặt khô thay cho việc tự xử lý ở nhà.
- Đọc nhãn mác của được gắn trên trang phục của bạn để biết được nên sử dụng loại nước tẩy nào cho phù hợp. Và áp dụng nó theo các hướng dẫn đi kè m.
- Đặt đồ cần giặt trong túi giặt khô cùng với tấm giặt khô. Các tấm này sẽ đảm bảo độ ẩm và tạo mùi thơm cho quần áo trong quá trình giặt khô.
- Đặt túi vào máy sấy. Bắt đầu chu kỳ nhẹ nhàng của máy sấy, đảm bảo các máy sấy được thiết lập để chỉ sử dụng nhiệt độ thấp. Khi chu kỳ là hoàn chỉnh, lấy các túi từ máy sấy.
- Khi lấy quần áo ra, nhanh chóng treo chúng vào một cái móc và tiến hành loại bỏ những nếp nhăn và quá trình giặt khô đã hoàn thành.
Phương pháp giặt lụa tốt nhất là giặt khô, cũng có loại có thể giặt ướt vậy nên bạn hãy xem kỹ hướng dẫn in trên nhãn mác khi mua về.
Một số lưu ý cách giặt bằng nước thông thường.
Bột giặt dùng để giặt lụa không được chứa Magie và Canxi bởi đây là 2 chất khi tiếp xúc với tơ tằm sẽ phản ứng tạo ra kết tủa là các đống trắng li ti dính chặt trên áo làm hỏng chiếc áo vải lụa của bạn.
- Giặt nhẹ, bởi nếu tác động một lực quá mạnh sẽ khiến các sợi tơ bị đứt, lệch,.. khiến chiếc áo không thể sử dụng được nữa.
- Không được sử dụng máy giặt để giặt áo lụa.
- Không nên sử dụng máy là trực tiếp nên tơ tằm vì xét về bản chất tơ tằm giống như tóc của con người khi gặp nhiệt sẽ bị khét, cháy, vón cục.
Phơi lụa đúng cách
Quần áo làm bằng lụa tơ tằm sau khi giặt xong không vắt kiệt nước mà treo lên luôn bằng mắc áo. Dùng kẹp cố định những vật mỏng nhẹ như khăn lụa hoặc cà vạt lụa phòng trường hợp bị gió thổi bay.
Khi phơi nên chọn nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp vì như vậy sẽ khiến lụa bị khô, cứng , mục,… mất đi vẻ đẹp tự nhiên bóng bẩy của vải.
Cách ủi lụa
Ủi lụa đúng cách là nên là (ủi) lụa khi lụa còn ẩm, giảm tối đa là (ủi) trong khi lụa quá khô. Hoặc bạn có thể làm ẩm lụa trước bằng cách dùng bình xịt nước, hoặc đóng gói vào một bao ni lông kín cho vào tủ lạnh khoảng 5 phút rồi lấy ra, tiến hành ủi.
Tốt nhất cho việc là lụa tơ tằm là dùng bàn là hơi, và ủi bên mặt trái của lụa. Dùng khăn ẩm hoặc khăn mùi xoa để lên mặt vải trước khi là ở mặt phải. Nếu là ở nhiệt độ quá cao, tơ sẽ mất độ bóng. Tuyệt đối không dùng hơi nước để ủi là khăn vì việc này sẽ chiếc khăn xuất hiện các vết nhăn.
Cách cất giữ lụa đẹp lâu
Khi không sử dụng sản phẩm trong thời gian dài, bạn nên bảo quản sản phẩm trong những bao gối bằng cotton, hoặc túi giấy (tránh sử dụng bao nilon – có thể gây xỉn màu) để đảm bảo sản phẩm được giữ tốt nhất.
Đồ lụa luôn là vật phẩm được mọi người yêu thích, nâng niu, và quý trọng bởi sự cao cấp, giá trị của nó. Nhưng đôi khi người dùng không hiểu tại sao mình đã rất cẩn thận mà lụa vẫn nhanh hư hỏng, nhàu nát. Nguyên nhân có thể do một số sai sót, nhầm lẫn nào đó khiến bạn mua phải lụa kém chất lượng dễ bị như hỏng, nhàu nát nhanh hơn lụa tơ tằm thật.
Ý kiến bạn đọc (0)