Blog

Làng Lụa Tân Châu

3111

Giới Thiệu Tổng Quan Về Làng Lụa Tân Châu

Nhắc đến Tân Châu thì có nhiều làng nghề truyền thống như làng nghề dệt chiếu Tân Châu, làng nghề dệt thổ cẩm Châu Phong và đặc biệt nổi tiếng nhất là làng nghề dệt tơ lụa Tân Châu. Người dân nơi đây vẫn thường gọi với một cái tên khá trìu mến là “Xứ lụa Tân Châu”. Hiện nay, lụa Tân Châu được biết đến là một sản phẩm thuần Việt, đậm đà tính dân tộc và là niềm tự hào của dân tộc Việt. Các nghệ nhân làng nghề đã không ngừng học hỏi, đổi mới công nghệ và hơn hết là sáng tạo ra ý tưởng mới. Chính điều này đã tạo nên rất nhiều mẫu mã lụa độc đáo, đẹp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Về thăm xứ lụa Tân Châu - Tuổi Trẻ Online

Quá Trình Hình Thành & Phát Triển

Khoảng thời gian từ 1935 đến 1965 có lẽ là lúc mà nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa đất Tân Châu phát triển phồn thịnh nhất. Sau đó do sự khốc liệt của chiến tranh quá nên chỉ giữ lại những nghề truyền thống nhỏ lẻ. 

Vào những năm 60, cả làng lụa Tân Châu có khoảng 250 khung dệt với khoảng 90 máy nện, đã làm nên những hãng dệt danh tiếng như: Đỗ Phước Hòa, Trịnh Thế Nhân, Trần Văn Nho, Trần Văn Tôn, Trần Ngọc Linh… Vào thời hoàng kim đó, sản lượng tơ lụa Tân Châu sản xuất không kịp bán trong nước và xuất khẩu sang các nước khác như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Miến Điện, Campuchia, Philippines và Pháp. 

Khi đó, từ Tân Châu đến Chợ Mới toàn bộ đều là những bãi dâu xanh bạt ngàn và những nong tằm chín rộ. Nhà nhà đều âm vang tiếng của khung cửi, của guồng quay tơ óng ánh và cả những tiếng lách cách đưa thoi cả ngày lẫn đêm của những người thợ dệt tài hoa.

Sau năm 1975, Công ty Tơ lụa An Giang được thành lập trên đất Tân Châu nhưng chỉ sau thời gian ngắn cầm cự cũng không thể tiếp tục duy trì hoạt động do giá sợi polyester quá rẻ, trực tiếp cạnh tranh với các sản phẩm lụa Tân Châu. Nghệ nhân Tám Lăng, bậc cao niên trong nghề lụa đã ngoài 90 tuổi bồi hồi nhớ lại: “Hồi xưa đất Tân Châu có khoảng 1000 ha trồng dâu tằm, nhưng đến nay thì còn ít lắm. Tôi mong chính quyền Tân Châu quan tâm đầu tư để làng lụa hồi sinh…”.

Bên trong xưởng dệt Tám Lăng, ĐINH QUANG TUẤN

Quyết tâm và mong mỏi của người dân xứ lụa đã thành sự thật khi chính quyền tỉnh An Giang chủ trương hồi sinh làng nghề truyền thống vào năm 2006. Bước đầu là thành lập hợp tác xã Làng nghề tơ lụa Tân Châu với 26 hộ thành viên.  Lúc hợp tác xã mới thành lập chỉ có vỏn vẹn 10 chiếc máy dệt cũ kỹ, tình thế khó khăn thiếu vốn nghiêm trọng nên bà con phải thắt lưng buộc bụng và cầm cự để có đủ kinh phí duy trì hoạt động của hợp tác xã và góp phần gìn giữ nghề truyền thống quê hương. 

Tình hình khả quan hơn khi có được sự hỗ trợ từ ngân hàng chính sách với khoản trợ cấp 1 tỷ đồng tín dụng ưu đãi. Hợp tác xã đã đầu tư thêm 15 máy dệt lụa của Nhật cùng 2 máy dệt lụa hoa văn và 1 phân xưởng ươm dệt. Với quyết tâm hồi sinh xứ lụa Tân Châu, các nghệ nhân lão luyện của làng nghề đã tận tay chỉ dạy kỹ thuật cho các công nhân giúp đỡ họ nâng cao tay nghề ươm tơ, dệt lụa.

Đến nay làng lụa Tân Châu đã có nhiều cải tiến kỹ thuật, nhiều công đoạn được thay thế bằng máy móc và cũng hợp tác với nhiều hộ gia đình dệt lụa nhỏ lẻ trong vùng để có thể đem đến cho người tiêu dùng những thước lụa Tân Châu chất lượng tốt nhất.

Các Sản Phẩm Của Làng Lụa Tân Châu

Lụa Tơ Tằm Trơn Đơn Sắc

Không đa dạng như các làng nghề khác, lụa tơ tằm Tân Châu chủ yếu là các sản phẩm lụa trơn và đơn sắc. Chính điều này đã khiến cho người tiêu dùng ít quan tâm đến chúng, mặc dù chất lượng chắc chắn là lụa tơ tằm 100%.

Tơ lụa Tân Châu - Nơi thổi hồn nét đẹp truyền thống của làng quê Việt | Gỗ Trang Trí

Lãnh Mỹ A – Báu Vật Văn Hóa Vùng Đồng Bằng Việt Nam

Gần đây nhất, khi xuất hiện trong các bộ sưu tập thời trang lớn, lụa Tân Châu với đại diện là lãnh Mỹ A đã khiến cho giới điệu mộ trong và ngoài nước không khỏi trầm trồ trước vẻ đẹp của mình. Rõ nét nhất là khi một người Pháp tình cờ phát hiện và mê mẩn với vẻ hoàn mỹ của nó, người này đã tự mình tìm đến tận vùng đất Tân Châu để đặt hợp đồng mua lãnh Mỹ A cung cấp cho thị trường thời trang châu Âu. Đây cũng chính là người đặt nền móng cho tơ lụa Tân Châu và mang nó đến với vùng trời phương Tây rộng lớn. 

Không chỉ dừng chân tại Pháp, lụa Tân Châu nói chung và lãnh Mỹ A nói riêng tiếp tục hành trình của mình tại các quốc gia khác như Trung Quốc (Thượng Hải), Australia, New Zealand… 

Cong Tri thoi hon cho Lanh My A tren san dien thoi trang New York
Ruộng dâu đã xanh nay lại càng thêm nhiều. Vụ thu hoạch trái mặc nưa lại càng thêm đầy. Tiếng cười nói của những thôn nữ bên khung cửi càng thêm đẹp. Đôi bàn tay của những người nhuộm lại càng thêm màu. Và đây cũng chính là viễn cảnh mỹ mãn nhất dành cho những người con luôn đau đáu với mong mỏi gìn giữ truyền thống mà cha ông truyền lại.

Giữ hồn lãnh Mỹ A: Mặc nưa bị đốn bỏ, 'dân bàn tay đen' thắt lòng

Nét đặc thù nhưng cũng chính là điểm yếu bởi cả lụa trơn và lãnh Mỹ A đều không phong phú về chủng loại và màu sắc, vì vậy nó chưa thực sự thu hút khách hàng, sản phẩm làm ra bán nhỏ lẻ và chủ yếu bán cho khách du lịch. 

Do các công đoạn được làm hoàn toàn thủ công, không hề sử dụng chất hóa học nên lụa Tân Châu không chỉ rất bền chắc mà còn óng ả và không phai màu. Cũng vì vậy mà giá của một tấm lụa Tân Châu khá đắt. Một thời, lãnh Mỹ A chỉ dành cho các quý bà, quý cô thuộc gia đình giàu sang, quyền quý.

Quy Trình Sản Xuất Lãnh Mỹ A

Để có được thành phẩm hoàn chỉnh phải mất nhiều thời gian và công sức với nhiều công đoạn như chải cửi, se tơ, chọn tơ. Thậm chí, trước khi dệt phải chọn từng sợi tơ thật kỹ lưỡng bởi chỉ một sợi to hơn cũng sẽ làm tấm lụa không còn mịn màng nữa. Sau khi dệt thành tấm, tiếp đó lụa sẽ được ngâm, xả, phơi khô, ủ nhựa cây rừng, nhuộm, phơi nắng rồi lại đem đi nhuộm lại. Ngay cả nắng phơi lụa cũng phải là nắng dịu chứ không gắt. Nhựa cây rừng dùng để ngâm ủ lụa cũng phải được lấy đúng mùa và chọn lựa những nguyên liệu tốt nhất, tươi mới nhất thì lụa mới ra đúng màu sắc đã ấn định.

Riêng với lãnh Mỹ A, người dân Tân Châu sử dụng mặc nưa để nhuộm. Cây mặc nưa 5 năm tuổi thì mới cho trái nhưng chỉ hợp trồng gần bên hông nhà mới có nhiều trái, nhiều mủ.

Cây mặc nưa (mạc nưa) và 1 bài thuốc chữa giun sán hiệu quả

Còn lạ ở chỗ, muốn cho ra trái phải chặt phần ngọn, cành. Chịu đau đớn như vậy, cây mới cho trái có nhựa nhiều. Nhưng đã hái trái thì phải dùng ngay, nếu để qua vài ngày mủ trong trái sẽ mất dần. Thời gian mặc nưa ra trái là khoảng tháng 6 âm lịch đến tháng Chạp.

Những trái lớn còn xanh, có nhiều nhựa sẽ được cho vào cối giã hoặc nghiền bằng máy ép lấy nước màu vàng. Sau khi tiếp xúc với không khí, nước chuyển sang màu đen tuyền. 

Bình quân nhuộm một cây lụa 10m tốn khoảng 50kg trái mặc nưa. Người thợ nhuộm phải nhúng hàng trăm lần để từng sợi tơ thấm đều dung dịch mặc nưa. Tiếp đến là công đoạn phơi 4 nắng. Cả quá trình vừa nhúng vừa phơi nắng kéo dài khoảng 40-45 ngày. Lãnh phơi khô xong, thợ quấn lại thành cuộn tròn rồi mang đi nện.

Ngày trước họ dùng búa gỗ nện từng cuộn lụa quấn tròn nên rất vất vả. Nay đã có máy móc vận hành thay thế sức người, tiếng nện lụa đó đã tạo thành một thứ âm thanh đặc trưng và quen thuộc của người dân xứ lụa Tân Châu.

Trong từng công đoạn có rất nhiều kỹ thuật gia truyền của những người thợ làng nghề và nghệ nhân đã lưu giữ bao đời để làm ra những tấm vải lãnh Mỹ A óng ả. 

Hanoia ra mắt bộ sưu tập Lãnh Mỹ A xuân hè 2019 - VnExpress Giải trí

Sở hữu sự óng ả của lụa tơ tằm và màu đen đầy thu hút của chất nhuộm mặc nưa thiên nhiên, Lãnh Mỹ A hoàn toàn có thể được ví như cô gái với vẻ ngoài quyến rũ, đầy bí ẩn, khiến bao chàng trai phải dốc lòng chinh phục. Thế mới hiểu hết lý do tại sao không chỉ trong nước mà nó còn là một trong những chất liệu Việt Nam được săn đón hàng đầu trên thế giới. Nếu bạn có nhu cầu làm mới tủ đồ cũng như phong cách thời trang của mình thì các bộ trang phục làm từ lãnh Mỹ A của làng lụa Tân Châu chính là sự lựa chọn không thể bỏ qua đâu đấy.

Địa chỉ liên hệ:

Làng lụa Tân Châu, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang

0 ( 0 bình chọn )

Tơ Lụa Việt Nam

https://toluavietnam.net
Hiệp Hội Tơ Lụa Việt Nam Cổng Thông Tin Chia Sẻ Các Kiến Thức Hữu Ích, Các Câu Chuyện, Tin Tức Liên Quan Đến Ngành Lụa Tơ Tằm Việt Nam

Ý kiến bạn đọc (0)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm