Xuất hiện từ thời nào không rõ, nhưng nhắc tới lụa thì chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng nghĩ ngay đến Hà Đông. Bởi nghề lụa tơ tằm nơi đây từ lâu đã trở thành một nét văn hóa truyền thống nổi tiếng của Việt Nam. Lụa Vạn Phúc – Hà Đông có vẻ mềm mịn, nhẹ nhàng rất riêng mà không nơi nào cũng có được, nơi đây xứng đáng là làng dệt lụa đẹp nhất Việt Nam.
Giới Thiệu Về Làng Lụa Vạn Phúc – Hà Đông
Chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 10km làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông- Hà Nội trở thành điểm du lịch nổi tiếng thu hút lượng lớn du khách gần xa đến tham quan, mua sắm hàng năm.
Làng Vạn Phúc là một trong hơn 1.000 làng nghề truyền thống đã và đang tồn tại ở Việt Nam có truyền thống văn hóa lịch sử rất đẹp, và được coi như là cái nôi của nghề dệt lụa truyền thống với gần 800 hộ gia đình làm nghề dệt, chiếm khoảng 60% hộ dân sinh sống nơi đây.
Hàng năm, nghề dệt lụa mang về cho làng Vạn Phúc khoảng 63% doanh thu của cả toàn bộ làng nghề.
Lụa nơi đây đã được đi vào thơ ca, đôi khi còn qua những thước phim điện ảnh thông qua những nét cổ kính, truyền thống như cây đa, giếng nước, sân đình, chợ phiên,.. vẫn còn được lưu giữ lại cho đến tận ngày nay như một biểu tượng cho làng quê.
Kinh Nghiệm Du Lịch Làng Lụa Vạn Phúc – Hà Đông
Hướng Dẫn Đường Đi
Từ trung tâm thành phố đến làng lụa chỉ cách khoảng 10km, bạn có thể thuê xe taxi chở tới cổng làng, hoặc nếu bạn đi xe máy có thể chọn đi theo cung đường Lê Văn Lương kéo dài hoặc đi đường Nguyễn Trãi tới bưu điện Hà Đông thì bạn rẽ phải. Hoặc bạn có thể tới đây bằng xe bus để tiết kiệm chi phí, không phải lo gửi xe rườm rà. Một số tuyến bus đi qua bao gồm: 3, 07, 14, 20c, 25, 26, 31,32, 36, 50, 55, 79 .
Sẽ không khó để bạn có thể thấy cổng làng Vạn Phúc vì cổng làng được xây khá lớn như sẵn sàng chào đón du khách thập phương bất cứ khi nào. Bên cạnh cổng làng là chùa Vạn Phúc, ngôi chùa mang đậm nét bắc bộ xưa, cổ kính, yên tĩnh.
Đi sâu vào trong cổng làng khoảng 20m, bạn sẽ thấy bản đồ hướng dẫn tham quan mua sắm tại làng Vạn Phúc. Vì làng cũng không lớn lắm, nên vạn có thể chụp lại để tham khảo khi cần thiết.
Ở vạn phúc có khá nhiều địa điểm để bạn tham quan và mua sắm. Đầu tiên phải nói đến con đường ô ngay phía sau cổng vào. Đây là địa điểm checkin không thể thiếu khi đặt chân tới đây.
Mang chủ đề ‘Vạn Phúc – sắc lụa nghìn năm’, Tuần lễ Văn hóa – Du lịch – Thương mại làng nghề Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) diễn ra từ ngày 8 – 17/11/2018 đã mang đến màu áo mới cho Vạn Phúc.
Tiếp theo, mời bạn ghé qua “Khu du lịch văn hóa và mua sắm sản phẩm”. Ở đây bạn có thể tham quan, tìm hiểu cách dệt tơ lụa, hơn nữa các mặt hàng tơ lụa được bày bán rất da dạng, từ đồ của trẻ nhỏ tới đồ của người lớn, từ quần áo cho tới phụ kiện bằng lụa,… bạn có thể thoải mái lựa chọn cho mình một món đồ ưng ý.
Sau khi tham quan xong, các bạn quay trở lại tấm bảng chào mừng và bản đồ ban đầu. Chúng ta sẽ đi sâu vào bên trong. Đi trên đoạn đường dài khoảng 200m sẽ là “Trung tâm kinh doanh lụa Vạn Phúc”. Ở đây có rất nhiều các gian hàng bán mặt hàng làm từ tơ lụa, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi những mảnh vải lụa nơi đây.
Trong khuôn viên của Trung tâm kinh doanh lụa Vạn Phúc có một quan nước giải khát đậm chất làng quê Việt Nam cho bạn nào có nhu cầu.
Ăn Gì Ở Vạn Phúc
Với khách du lịch, đi chơi không chỉ để thưởng thức phong cảnh, tìm hiểu văn hóa, mà khám phá ẩm thực cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Đến Vạn Phúc cũng vậy, “ăn gì?” có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người khi ghé qua đây. Danh sách một số địa điểm ẩm thực dành cho bạn dưới đây có lẽ rất hữu ích để bạn tham khảo.
- San Hô Đỏ – Hải Sản Tươi Sống: 26 Vạn Phúc, Quận Hà Đông
- Aki Tea – Trà Sữa & Đồ Ăn Vặt: 58 Vạn Phúc, Quận Hà Đông
- Lẩu 1 Người – Vạn Phúc: B7 63 Vạn Phúc, Quận Hà Đông
- Định Hằng – Phở & Bún Các Loại: 82 Vạn Phúc, Quận Hà Đông
- Pizza Box – Vạn Phúc: 430 Vạn Phúc, Quận Hà Đông
- Tre Quán – Bánh Bao Nóng: Vạn Phúc, Quận Hà Đông
- Tơ Thức – Đặc Sản Vịt: 430 Vạn Phúc, Quận Hà Đông
Ý kiến bạn đọc (0)